Các lực lượng Israel với sứ mệnh loại bỏ hoàn toàn các tay súng Hamas sẽ đối đầu với thách thức lớn hơn. Lý do vì năng lực của nhóm ngày càng được củng cố,ờđãkhácxưti le cuoc da banh nhờ vào sự huấn luyện trong nhiều năm qua, theo Reuters.
Nhân lực đã lên đến 40.000
Ban đầu, Hamas chỉ là vài người phát tờ rơi với nội dung phản đối việc Israel kiểm soát các vùng đất ở khu vực vào 36 năm trước. Tuy nhiên, hiện tại nhóm này đã có lực lượng lớn và trải dài khắp vùng đất nhỏ bé ở Gaza, theo 11 nguồn tin của Reuters, bao gồm các thành viên Hamas, quan chức an ninh khu vực và chuyên gia quân sự.
Một nguồn tin thân cận với Hamas ở Dải Gaza cho biết: "Họ là một đội quân nhỏ". Theo người này, Hamas có một học viện quân sự đào tạo nhiều chuyên ngành bao gồm an ninh mạng và tự hào có một đơn vị đặc công hải quân trong lực lượng quân đội 40.000 người. Con số này gấp 4 lần so với những năm 1990, khi đó Hamas có chưa đến 10.000 tay súng, theo trang web Globalsecurity.org.
Lực lượng Hamas giờ đã khác xưa?
Đằng sau kho vũ khí lớn của Hamas
Các nguồn tin tình báo phương Tây cho biết sau khi Israel rút khỏi Gaza vào năm 2005, Hamas bắt đầu nhập khẩu tên lửa, chất nổ và các thiết bị khác từ Iran. Theo đó, chúng được vận chuyển qua Sudan, chuyên chở bằng xe tải qua Ai Cập và buôn lậu vào Gaza thông qua một mê cung các đường hầm hẹp bên dưới bán đảo Sinai.
Ông Ali Baraka, một quan chức cấp cao của Hamas, cho biết nhóm này từ lâu đã nhận được sự hỗ trợ và đào tạo từ Iran và các lực lượng trong khu vực như Hezbollah của Lebanon, để củng cố nguồn lực của chính mình ở Gaza.
Tuy nhiên, nhiều rào cản trong việc nhập khẩu vũ khí đã buộc Hamas phải tự sản xuất để tự chủ về nguồn cung. Theo ông Baraka, điều này có nghĩa là trong những năm qua "chúng tôi đã phát triển năng lực của mình và có thể sản xuất tại địa phương". Đơn cử, trong cuộc chiến ở Gaza năm 2008 , tên lửa của Hamas có tầm bắn tối đa 40 km nhưng con số này đã tăng lên 230 km vào cuộc xung đột năm 2021.
Theo một nguồn tin an ninh giấu tên khác ở khu vực, từ đầu những năm 2000, nhóm này đã xây dựng một mạng lưới đường hầm bên dưới Gaza để giúp các tay súng xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí và tuồn khí tài từ nước ngoài về. Các quan chức Hamas cho biết nhóm này đã mua được nhiều loại bom, súng cối, rốc két, tên lửa chống tăng và phòng không.
Khả năng mở rộng của Hamas đã dẫn đến tổn thất ngày càng lớn cho Israel trong những năm qua. Israel mất 9 binh sĩ trong cuộc tấn công năm 2008. Năm 2014, con số này tăng lên 66.
Hamas huấn luyện 'không quân dù lượn' ra sao?
Các đồn đoán về sự hỗ trợ từ Iran cũng được Hamas xác nhận. Lãnh đạo Ismail Haniyeh của nhóm nói với đài Al Jazeera vào năm ngoái rằng nhóm của ông đã nhận được 70 triệu USD (1.700 tỉ đồng) viện trợ quân sự từ Iran. Ông nói thêm: "Chúng tôi có tên lửa được sản xuất trong nước nhưng tên lửa tầm xa đến từ nước ngoài, từ Iran, Syria và các nước khác thông qua Ai Cập". Iran thừa nhận họ giúp tài trợ và huấn luyện Hamas nhưng phủ nhận vai trò trong vụ tấn công ngày 7.10.
Tờ Financial Times cũng đưa tin Hamas đã tích lũy một kho vũ khí tên lửa đáng gờm kể từ lần gần nhất quân đội Israel tiến vào Gaza hồi năm 2014.
Ngoài ra, sau cuộc chiến Gaza gần đây nhất vào năm 2021, Hamas và một nhóm liên kết có tên là Thánh chiến Hồi giáo Palestine đã cố gắng giữ lại 40% kho tên lửa , tương đương khoảng 11.750 quả để đề phòng các cuộc giao tranh tiếp theo, theo Viện An ninh Quốc gia Do Thái (Mỹ).